Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine
    Tin Việt Nam
Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Người Việt tại Đức với truyền thống hiếu học
“Cộng đồng người Việt Nam với truyền thống hiếu học đã hội nhập khá sâu rộng trong xã hội đa văn hóa Đức và có vai trò quan trọng trong hỗ trợ tăng cường quan hệ giữa hai nước”, Giáo sư Martin Grossheim, Bộ môn lịch sử và xã hội Đông Nam Á, ĐH Humboldt Berlin nhận xét.

Bên lề hội thảo Quan hệ Đức - Việt: Quá khứ và triển vọng, tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua, Giáo sư Martin Grossheim, Bộ môn lịch sử và xã hội Đông Nam Á, ĐH Humboldt Berlin nói về cộng đồng người Việt Nam ở nước này.


- Giáo sư đánh giá như thế nào về cộng đồng người Việt Nam tại Đức?


Cộng đồng người Việt Nam tại Đức là cộng đồng châu Á lớn nhất với khoảng 120.000 người. Hiện họ đã hội nhập rất tốt vào xã hội đa văn hóa của Đức. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đã có rất nhiều người Việt Nam thành công tại Đức, thậm chí còn thành công hơn cả nhiều người Đức. Điều này được thể hiện rõ nhất trong số người Việt Nam thế hệ thứ hai, đặc biệt là sinh viên và học sinh. Những người Việt Nam này nói tiếng Đức rất tốt, học các môn rất nổi trội, chăm chỉ và có thành tích cao trong học tập cũng như nghiên cứu.


Có được các thành công này là nhờ đặc điểm nổi bật trong tất cả gia đình người Việt Nam: truyền thống hiếu học. Ngay khi con em được điểm 3 (thang điểm cao nhất là 1), điểm số không hề tồi, thì nhiều phụ huynh Việt Nam lập tức cho con đi học thêm hay thuê giáo viên về dạy. Sau khi Đức thống nhất, cộng đồng người Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn như không có việc làm, kiếm sống vất vả, tuy nhiên với bản chất cần cù, đoàn kết, nhiều người Việt đã chuyển sang kinh doanh và khá thành công.


- Khó khăn lớn nhất đối với cộng đồng người Việt Nam tại Đức hiện nay là gì, thưa giáo sư?


Khó khăn lớn nhất của cộng đồng người Việt Nam tại Đức cũng như tại các quốc gia khác theo tôi chính là việc không có “ngôn ngữ chung” giữa các thế hệ. Thế hệ người Việt Nam thứ nhất tại Đức thì đa số chỉ nói được tiếng Việt và một ít tiếng Đức nhưng trong khi đó, thế hệ thứ hai thì lại nói tiếng Việt không tốt. Các em có thể nói tiếng Việt nhưng nhiều em trong số đó không biết đọc, viết hay phân biệt các dấu, thanh. Chính điều này khiến tôi nghĩ rằng, các thế hệ Việt Nam giữa hai quê hương Đức - Việt hiện đang lơ lửng “giữa các tầng mây”, loay hoay cho hướng đi của mình. Đây cũng chính là mâu thuẫn lớn nhất hiện nay trong gia đình Việt Nam tại Đức và hoàn toàn không tốt cho sự phát triển và gắn kết của cộng đồng người Việt Nam. Các bậc cha mẹ thì muốn con cái gìn giữ những gì là bản sắc dân tộc trong khi giới trẻ thì lại không quan tâm lắm.


- Theo Giáo sư,  cộng đồng người Việt Nam tại Đức làm thế nào để giữ gìn bản sắc dân tộc?


Về phía Việt Nam, chính phủ cần phải có các chính sách mạnh mẽ hơn, chủ động hơn nữa hướng tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.


Việt Nam cũng cần đầu tư hơn nữa vào các kênh phát thanh truyền hình như VTV4, vừa có vai trò quảng bá cho hình ảnh của Việt Nam vừa giúp người Việt Nam ở nước ngoài hiểu hơn về cuộc sống tại Việt Nam. Hầu như tất cả người Việt Nam, đặc biệt là số công nhân sang Đức theo các hợp đồng xuất khẩu lao động đều xem kênh VTV4 hàng ngày. Để giải quyết khó khăn lớn nhất nói trên thì các lớp học tiếng Việt cho thế hệ người Việt Nam thứ hai có vai trò hết sức quan trọng. Học tiếng Việt sẽ giúp cho các thế hệ người Việt Nam có tiếng nói chung và tăng cường hiểu biết lẫn nhau.


Việc xây dựng Ngôi nhà Việt (VietHaus) tại Đức là mô hình tốt cần được nhân rộng. Đây được coi là các trung tâm văn hóa của Việt Nam, không chỉ người Việt mà người Đức hay các nước khác đều có thể đến thăm, ăn món ăn Việt, xem tranh ảnh Việt và hiểu thêm về Việt Nam ngày nay. Thời gian qua cũng chứng tỏ vai trò quan trọng của cộng đồng Việt Nam tại Đức trong việc tăng cường quan hệ hai nước thông qua khai thông các “dòng chảy” kiến thức, đầu tư, kinh doanh từ Đức về Việt Nam và ngược lại.


Ngoài ra, một vấn đề mà chính phủ Việt Nam cần phải quan tâm là hiện nay vẫn tồn tại những khác biệt về suy nghĩ trong cộng đồng người Việt Nam tại Đức. Trong những năm vừa qua mặc dù cộng đồng người Việt đã có sự tiếp xúc và trao đổi lẫn nhau nhưng vẫn còn những khoảng cách giữa vùng miền, hoặc người đến trước người đến sau.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)
    143 người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Nga (23-03-2024)
    Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 (23-03-2024)
    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại không thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza (22-03-2024)
    Liên hợp quốc quan ngại về các hoạt động quân sự của Israel tại bệnh viện Al-Shifa (21-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Không có người Việt bị chết do khủng bố ở Nga (05-09-2010)
    Việt kiều tặng 20 xe cứu hỏa, cứu hộ cho Việt Nam (05-09-2010)
    Tìm thấy cô gái "người rừng" gốc Việt (05-09-2010)
    Người Việt đầu tiên vô địch quần vợt tại Mỹ  (28-08-2010)
    8 người Việt bị thương vì đụng độ cảnh sát Malaysia (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152951173.